Cụ thể, cặp USD/JPY giảm 0.08%, xuống còn 10 110.25 bất chấp dữ liệu đơn hàng máy móc yếu hơn kỳ vọng.
Theo đó, báo cáo mới phát đi cho thấy đơn hàng máy móc lõi tháng Tư giảm 3.1% tháng/tháng (thấp hơn so với kỳ vọng là giảm 2,6%) nhưng tăng 2.7% năm/năm (thấp hơn so với kỳ vọng là tăng 7.3%).
Cùng lúc, dữ liệu giá nhà sản xuất PPI của Nhật đi ngang trong tháng Năm và có thêm 2.1%/năm- thấp hơn dự đoán là 2.2%.
Sáng nay, chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với các đồng tiền mạnh khác trong giỏ tiền tệ giảm 0.07%, xuống mốc 97.17.
Tỷ giá cặp AUD/USD giao dịch tại mốc 0.7535, có thêm 0.07% trong khi cặp GBP/USD lình xình quanh 1.2746, hạ 0.01%.
Tuần trước, đồng Bảng Anh đã có lúc rơi xuống mức 1.263 USD- thấp nhất kể từ ngày 18/4, sau khi kết quả của cuộc tổng tuyển cử gây ra bất ổn về chính trị. Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May thất bại trong việc giành đa số trong Quốc hội.
Tỷ giá bảng Anh/USD đã giảm 1,68% do các nhà đầu tư hy vọng rằng lời tuyên bố của Thủ tướng Anh Theresa May sẽ thành lập một chính phủ mới thúc chiến lược Brexit mạnh mẽ hơn.
Phó chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) nhấn mạnh rằng đảng của ông đã sẵn sàng đối mặt với "thách thức của Brexit". Trong khi Arlene Foster, lãnh đạo của DUP, nói rằng "không ai muốn thấy một ‘Brexit' cứng".
Tuần này, giới đầu tư tiếp tục hóng theo các diễn biến tại châu Âu và các cuộc đàm phán liên quan tới việc Anh rời khỏi EU luôn được coi là tâm điểm.
Ông Shinichiro Kadota, chiến lược gia ngoại hối cao cấp Barclays tại Tokyo cho biết: "Bất ổn vẫn còn bao phủ với nhiều sự kiện quan trọng, đặc biệt là lập trường của chính phủ Anh đối với các cuộc đàm phán Brexit".
"Lý do đồng Bảng đi ngang chủ yếu là do thị trường đang chờ đợi thông tin mới chứ không phải là dấu hiệu cho thấy chúng đang đi xuống," ông nói thêm.
Bên cạnh đó, phiên họp 2 ngày của FED cũng là một trong những sự kiện quan trọng mà thị trường cần quan tâm.
